KPI là gì trong kinh doanh? Cách tính và phần mềm đánh giá KPI

Khi kinh doanh, việc theo dõi và đo lường hiệu suất là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công. KPI, viết tắt của Key Performance Indicator, là một trong những công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu chiến lược của họ và đánh giá năng lực nhân viên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về KPI, cách tính và những phần mềm hỗ trợ đánh giá KPI.

1. KPI là gì trong kinh doanh

KPI – Key Performance Indicator là một công cụ đánh giá nhân viên hiệu quả thực hiện công việc của một cá nhân, bộ phận hoặc một tổ chức. Chỉ số KPI được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau liên quan đến số liệu, tỷ lệ hay chỉ tiêu định lượng… phụ thuộc vào đặc tính nghiệp vụ, chuyên môn của từng đối tượng.

KPI là một chỉ quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này giúp ích rất nhiều trên cả phương diện người quản lý và nhân viên. Giúp người quản lý đo lường được hiệu suất làm việc của các bộ phận cũng như mỗi cá nhân trong tổ chức. Qua đó, đánh giá được các hoạt động có đang thực hiện tốt hay không và có điều chỉnh phù hợp. Chỉ số KPI giúp cấp lãnh đạo xác định được mục tiêu trong tương lai, có chiến lược phát triển đúng.

2. Cách tính KPI theo các phương pháp khác nhau

2.1 Cách tính KPI cơ bản cho các phòng ban

  • KPI về doanh thu cho mỗi nhân viên = Doanh thu / số lượng nhân viên

  • KPI về lợi nhuận cho mỗi nhân viên = Tổng lợi nhuận / số lượng nhân viên

Đây là 2 cách tính KPI thường áp dụng nhất cho bộ phân kinh doanh, bán hàng, sale

  • Tỷ lệ hoàn thành công việc trung bình = Tổng thời gian hoàn thành cùng một công việc (trên quy chuẩn thời gian đã đặt) / số lần thực hiện

  • KPI về kết quả công việc = Tổng kết quả cần đạt/ số lượng nhân viên

>>> Xem thêm: Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn nhất

2.2 Cách tính KPI cho nhân viên theo trọng số

Khi bạn sử dụng cách tính KPI cho nhân viên theo trọng số thì cần phải xác định được tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ công việc. Mỗi nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều mục việc khác nhau, song không phải đầu việc nào cũng đóng góp giá trị như nhau. Chính vì vậy, việc gán các trọng số cũng có sự khác nhau từ cao đến thấp tương ứng với công việc quan trọng và ít quan trọng hơn.

Về cơ bản, các công việc có thể chia thành 3 nhóm chính gồm:

  • Nhóm A: Công việc cần nhiều thời gian để thực hiện, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung của phòng, ban hoặc cả công ty.

  • Nhóm B: Việc làm tốn ít thời gian hơn nhóm A, ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung. Hoặc việc tốn nhiều thời gian nhưng ảnh hưởng ít đến mục tiêu chung.

  • Nhóm C: Các việc làm tốn ít thời gian và ít ảnh hưởng đến mục tiêu chung.

>>> Xem chi tiết về quản trị mục tiêu MBO là gì và quy trình thực hiện

2.3 Cách tính KPI nhân viên theo hiệu suất, giai đoạn

Cách tính KPI cho nhân viên theo hiệu suất, giai đoạn là phương pháp được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn. Đây là phương pháp đo lường được đánh giá là khách quan, rõ ràng và có tính minh bạch.

Cách tính KPI cho nhân viên theo hiệu suất được áp dụng theo công thức:

  • Tính hiệu suất KPI thành phần = (kết quả thực tế/Mục tiêu) * Trọng số

  • Tính hiệu suất KPI tổng = Hiệu suất KPI thành phần 1 + Hiệu suất KPI thành phần 2+…

3. Phầm mềm KPI - giải pháp cho doanh nghiệp

Phần mềm KPI là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. Nó có thể sử dụng trên nền tảng web hoặc ứng dụng trực tuyến.

Top các phần mềm đánh giá KPI hàng đầu tại Việt Nam

  • Phần mềm CoDX – Task

  • Phần mềm kpi SimpleKPI

  • Phần mềm KPI Fire

  • Digii KPI

  • Domo

  • ACheckin

  • Phần mềm quản lý KPI Scoro

  • Phần mềm KPI HrOnline

  • Phần mềm đánh giá KPI Tanca

  • Phần mềm KPI Base Goal

KPI là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất và tiến triển đạt được mục tiêu chiến lược. Bằng cách cụ thể hóa mục tiêu và tính toán KPI một cách khoa học, doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng và ánh sáng cho những điều cần thay đổi. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá KPI cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong việc quản lý hiệu quả doanh nghiệp.

>>> Xem tin liên quan:

Last updated